Các loài ong mật có trong tự nhiên

Cũng có người áp dụng làm tổ tự nhiên cho loài ong ruồi trong vườn để thu mật (nông trường Tây Hiếu 3). Tiếc rằng các kinh nghiệm này đã không được duy trì ứng dụng vào để mở rộng nuôi ong mật tự nhiên.
Ong mật hay chi ong mật (tên khoa học: Apis) họ Ong mật (Apidae) trong bộ Cánh màng (Hymenoptera) bao gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong. Con ong cho mật thuộc giống Apis (Apis mellifca, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis,…) hoặc các giống Maligona, Trigona,… đều thuộc họ ong (Apidae). Ong mật còn gọi là ong khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật ong.
Cho đến nay các nhà khoa học đã phát triển được 7 loài ong mật. Đó là các loài:
– Apis mellifena (ong mật châu Âu, ong Ý)
– Apis cerana (ong mật châu Á, ong nội)
– Apis dorsata (ong khoái)
– Apis florea (ong ruồi)
– Apis laboriosta: gần giống ong khoái
– Apis koschevnikovi: gần giống ong nội
– Apis andreniformis: gần giống ong ruồi.
Trong đó có 2 loài ong được nuôi nhiều nhất là ong mật châu Âu (hiện nay nước ta đã nhập nội ong Ý để nuôi ở các tỉnh phía Nam), và ong nội địa là loài ong châu Á. Trong các loài ong châu Á còn được chia ra 4 phân loài thuộc 4 vùng như:
Ong Trung Quốc: Apis cerena cerana
Ong Nhật Bản: Apis cerena Japónica
Ong Hymalaya: Apis cerena Hymalaya
Ong nuôi ở Việt Nam phần lớn loài phụ: ong Trung Quốc.
Ngoài ra một số nhà nuôi ong còn áp đụng các phương pháp riêng biệt để nuôi ong khoái như: phương pháp gác kèo ở rừng U Minh hoặc phương pháp tổ tự nhiên của một công dân nuôi ong ở nông trường Sông Con (Tân Kỳ – Nghệ An).
Theo thegioisuaongchua.com
- Kiến thức về loài ong
- Tìm hiểu loài ong khổng lồ ở Nhật Bản
- Những sự thật chưa biết về loài ong
- Tìm hiểu cách ong làm mật
- Kinh nghiệm xử lý khi bị ong đốt
- Tác dụng của mật ong trong công nghệ y học
- Ong mật luôn tránh xa những bông hoa nguy hiểm
- Nguy cơ tiệt chủng ong nghệ lông ngắn được bảo tồn
- Ong mật có “công nghệ” tự chữa các bệnh nấm